Sản phẩm Việt

Sản phẩm Việt, dành cho người Việt, vì người Việt. Chung tay vì những sản phẩm Việt tốt nhất, mang thương hiệu Việt đến với Thế giới.

Bình chọn các sản phẩm Việt tốt nhất

Cùng bình chọn những sản phẩm Việt tốt nhất, tạo ra sự lựa chọn tốt nhất cho người tiêu dùng. Giúp họ tiết kiệm thời gian để lựa chọn.

Quỹ hỗ trợ thương hiệu Việt

Tạo cơ hội cho các sản phẩm Việt Nam xây dựng và quảng bá thương hiệu trên trường quốc tế và tiếp cận nhanh chóng đến với người tiêu dùng.

Hỗ trợ ý tưởng tốt

Hỗ trợ ý tưởng tốt với quý HỖ TRỢ Ý TƯỞNG.

Sự kiện quan trọng

Sự kiện quan trọng trong tháng. Hội người tiêu dùng hàng Việt Nam tốt nhất.

Friday, March 27, 2015

Nên thi ngành Ngôn ngữ Nhật hay Kinh tế



Thứ sáu, 27/3/2015 | 11:29 GMT+7


Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |


Thứ sáu, 27/3/2015 | 11:29 GMT+7


Em là thí sinh tự do, năm nay dự định thi đại học ngành Ngôn ngữ Nhật. Em rất thích ngành này nhưng gia đình lại khuyên học Kinh tế rồi đi học thêm tiếng Nhật ngoài trung tâm.




Xin mọi người cho em ý kiến với ạ, em nên vào đại học ngành Ngôn ngữ Nhật theo sở thích hay học nghe lời gia đình để có nhiều kiến thức của 2 ngành hơn? Cơ hội việc làm của hai phương án học trên khác nhau như thế nào ạ? Em xin cảm ơn.


Phan Bình Duy


Độc giả đặt câu hỏi tư vấn tại đây



Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+Email cho bạn bè


Read The Original Article

Tuesday, March 17, 2015

Chevrolet Captiva bản nâng cấp mới giá chỉ 40.000 USD


Ra mắt tại Ấn Độ từ năm 2008, từ đó đến nay Captiva gần như không đem lại doanh số bán hàng cao. Trước những đối thủ như Toyota Fortuner, Ford Endeavour (Everest), Mitsubishi Pajero Sport và Hyundai Santa Fe, đặc biệt là doanh số bán hàng ấn tượng của Fortuner, GM chính thức tung bản nâng cấp của Captiva để cạnh tranh.












Chevrolet-Captiva-2015-1-8672-1426568269

Chevrolet Captiva 2015 giá từ 40.000 USD tại Ấn Độ. Ảnh: GM.




Giống như bản hiện tại, Captiva 2015 cũng có 2 phiên bản số sàn dẫn động một cầu và số tự động 6 cấp dẫn động 4 bánh. Động cơ vẫn là loại diesel 2,2 lít công suất 186 mã lực tại vòng tua máy 3.800 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 400 Nm ở vòng tua máy 2.000 vòng/phút.



Ngoại thất và nội thất của Captiva bản nâng cấp gần như không thay đổi so với phiên bản cũ, ngoại trừ Cluster Ionizer, hệ thống tạo ra các ion để làm sạch và khử mùi trong cabin. Một bảng đồng hồ mới cho phép tăng cường khả năng hiển thị cho người lái.












Nội thất của Captiva 2015. Ảnh: Motorbeam.

Nội thất của Captiva 2015. Ảnh: Motorbeam.




Captiva 2015 còn có các tính năng khác như ghế lái chỉnh điện 8 hướng, cửa sổ trời, hỗ trợ đỗ xe, gương chiếu hậu có sưởi, chìa khóa thông minh, hệ thống giải trí 2 DIN CD/MP3 với 6 loa và kết nối Bluetooth là trang bị tiêu chuẩn.



Chevrolet Captiva 2015 bán ra tại Ấn Độ với giá 40.000 USD cho bản số sàn và bản số tự động giá 43.600 USD.



Minh Vũ




Read The Original Article


Saturday, March 14, 2015

Không nên ăn 3 bữa một ngày vì sao?

Khi quyết định ăn hay không, hãy lắng nghe dạ dày của bạn chứ đừng nhìn đồng hồ bởi răm rắp thực hiện ngày đủ ba bữa chưa chắc đã tốt cho sức khỏe.




Theo nhà nghiên cứu lịch sử Abigail Carroll, những bữa ăn ngày nay xuất phát từ ảnh hưởng cấu trúc văn hóa của người di cư châu Âu tác động đến người Mỹ bản địa. Thói quen ăn ba bữa một ngày bắt nguồn từ sự áp đặt của người di cư Châu Âu khi họ đến Mỹ định cư. Những người bản địa Mỹ thường ăn bất cứ khi nào họ đói chứ không phải lúc đồng hồ chỉ giờ sáng, trưa hay tối. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, con người bắt đầu biến bữa giữa ngày thành bữa trưa chính và bữa sau giờ làm thành bữa tối, rồi dành chỗ cho bữa ăn sau giấc ngủ vào buổi sáng.



Trong cuốn sách mới của mình tên là " Three Squares: The Invention of the American Meal", bà Carroll nói rằng người châu Âu định cư trên đất Mỹ ăn vào những giờ quy củ. Họ xem điều này là văn minh hơn người bản địa - những người ăn uống theo ý thích, dùng thực phẩm theo mùa và thi thoảng còn nhịn đói.



Đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc ăn uống đúng giờ, đủ bữa đảm bảo cho sức khỏe.  Chẳng hạn, theo bà Carroll, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng trong ngày có thể là hệ quả từ các chiến dịch quảng cáo của các công ty ngũ cốc và nước trái cây.












Ảnh minh họa: H2ublog.com.

Ảnh minh họa: H2ublog.com.




Thực tế, một nghiên cứu năm 2014 do Đại học Bath (Anh) cho thấy, một người dù ăn sáng hay không cũng chẳng ảnh hưởng đến tổng lượng calo họ tiêu thụ trong ngày. Những người ăn sáng nạp nhiều calo hơn người bỏ bữa nhưng lại loại bỏ lượng calo thừa vào cuối ngày, nghĩa là tổng lượng tiêu thụ calo như nhau.



Nghiên cứu mới cho thấy bỏ bữa và nhịn đói có thể thực sự có lợi cho sức khỏe, giúp giảm cân và củng cố hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu tương tự của Đại học Alabama (Anh) cho thấy ăn sáng hay không chẳng tạo sự khác biệt nào đến người ăn kiêng đang cố gắng giảm cân.



Thử nghiệm trên chuột cho thấy, những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo, với các bữa cách nhau tầm 8 tiếng, chẳng hạn từ 9h sáng tới 17h chiều sẽ khỏe mạnh và mảnh mai hơn so với những con chuột khác ăn cùng lượng thực phẩm như vậy nhưng các bữa ăn cách nhau ngắn hơn.



Một nghiên cứu đăng tải năm 2010 trên tạp chí dinh dưỡng của Anh cho thấy, một người dù ăn ba bữa lớn hay 6 bữa nhỏ hơn một ngày thì cũng không tạo sự khác biệt về tổng lượng calo họ nạp vào. Các nhà nghiên cứu thấy không có sự khác biệt giữa cân nặng hay nội tiết giữa hai nhóm. Năm ngoái, một nghiên cứu của Đại học Warwick cũng cho kết quả, không có sự khác biệt giữa những phụ nữ ăn hai bữa mỗi ngày và nhóm ăn năm bữa một ngày.



Nghiên cứu mới cho thấy, việc nhịn ăn có thể thực sự tốt cho sức khỏe. Phe ủng hộ chế độ ăn theo tỷ lệ 5:2, tức giới hạn thực phẩm chỉ 500 calo vào hai ngày trong một tuần, nói rằng việc hạn chế thức ăn này giúp giảm cân, tăng tuổi thọ và làm huyết áp thấp hơn.



Một nghiên cứu cho thấy nhịn đói hai ngày hay hơn nữa có thể giúp khởi động lại hệ thống miễn dịch, đặc biệt nếu nó đã bị hư hỏng do tuổi tác hay điều trị ung thư.



Valter Longo, một chuyên gia về tuổi thọ tại Đại học Southern California cho biết, khi bạn đói ngấu, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm năng lượng. Một trong những việc nó có thể làm để tiết kiệm năng lượng là tái chế nhiều tế bào miễn dịch không cần thiết nữa, đặc biệt là những tế bào đã bị phá hủy.



Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng, nhịn đói 2-4 ngày mỗi 6 tháng buộc cơ thể phải ở hình thức sinh tồn, sử dụng nguồn mỡ và đường dự trữ, phá bỏ những tế bào già cỗi. Cơ thể sau đó sẽ gửi một tín hiệu báo các tế bào gốc phải tái sinh và xây dựng lại toàn bộ hệ thống cơ thể.



Vương Linh (Theo Medicaldaily.com)




Read The Original Article


Friday, March 13, 2015

Sinh viên thử làm đại biểu Quốc hội thảo luận về việc làm


Sáng 13/3, tại phiên họp toàn thể của Quốc hội trẻ, g ần 300 sinh viên các trường đại học  Hà Nội sắm vai đại biểu Quốc hội, thành viên Chính phủ, xem xét thông qua Nghị quyết về giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.  Đây là phiên họp thứ hai trong chuỗi dự án "Nghị sĩ trẻ" của Văn phòng Quốc hội phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam.  Trước đó t rong phiên giải trình ngày 10/1, các sinh viên trong vai đại biểu Quốc hội đã chất vấn nhiều bộ trưởng về việc tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp cao. 












IMG-1826-3289-1426243669.jpg

Các thành viên Đoàn chủ tịch Quốc hội do sinh viên sắm vai. Ảnh: H.P.




Chưa đồng tình với dự thảo nghị quyết, đại biểu  Nguyễn Thái Bình lên tiếng: "Nghị quyết nêu chung chung mục tiêu là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là sinh viên mới ra trường mà chưa cụ thể hóa con số giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ làm trái ngành là bao nhiêu?". Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Hào cho rằng việc không cụ thể hóa mục tiêu đồng nghĩa với việc chưa thể hiện được lời hứa, quyết tâm của Chính phủ cũng như các thành viên trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp. 



Trong các giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp, dự thảo nêu rõ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến trong nhận thức cho người lao động, doanh nghiệp, các cấp, các ngành. " Vậy tôi xin hỏi trách nhiệm thực hiện giải pháp là ai?", đại biểu Trần Thị Hương Giang đặt câu hỏi cho các thành viên Chính phủ. Đại biểu Giang cho rằng, quy định chung chung như vậy dễ dẫn đến sự chồng chéo trách nhiệm của các bộ ngành trong quá trình thực hiện và quy trách nhiệm sau này nếu không hoàn thành mục tiêu.



Đại biểu Lê Mai Trang đánh giá 6 giải pháp của nghị quyết đề ra mang tính ưu việt, phần nào giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường, nhưng nội dung còn trùng lặp. "Dự thảo chưa đề cập trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành. Ví dụ chính sách thu hút nhân tài về địa phương, nhưng không nói rõ bộ nào có trách nhiệm trong vấn đề này", đại biểu Trang nói.



Liên quan đến việc quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề sao cho phù hợp với nhu cầu đào tạo nhân lực cho các ngành kinh tế, nhiều đại biểu không đồng tình với quy hoạch này. Nguyễn Thái Bình và Nguyễn Thị Ngọc Hào cho rằng, Chính phủ làm như vậy có thể cản trở tính linh hoạt của các trường. "Nên tạo cơ chế cụ thể cho các trường tự chủ, đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng uy tín để thích nghi với nhu cầu xã hội. Trường nào không đáp ứng sẽ bị đào thải", đại biểu Bình nói.



Không phản đối việc quy hoạch các trường đại học, đại biểu Ngọ Duy Tân Cường cho rằng nếu phải quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, không nên có tầm nhìn ngắn hạn mà phải có bước đi dài. Điều quan trọng hơn là cần quan tâm đến chất lượng giáo dục. Các trường cũng không nên "khuyến khích" hay "nương nhờ" doanh nghiệp phải sử dụng nhân tài của mình, bởi nếu trường mạnh, đào tạo giỏi thì doanh nghiệp phải tự tìm đến. Điều này đặt ra câu hỏi cho Bộ Giáo dục: "Nếu đào tạo mà không đáp ứng được nhu cầu việc làm, doanh nghiệp không tìm đến thì nền giáo dục đó đào tạo cho ai, đáp ứng được nhu cầu gì cho xã hội?".



Đại biểu Ngọc Hào nhấn mạnh, năm nay cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được thành lập, thị trường lao động mở rộng. Nếu sinh viên không được đào tạo bài bản, không nâng cao chất lượng làm việc để khi ra trường trở thành những lao động thực thụ thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà.



Sau khi lắng nghe góp ý của đại biểu, các thành viên Chính phủ lần lượt làm rõ thêm các vấn đề.  Về việc cụ thể hóa tỷ lệ thất nghiệp,  sinh v iên Trương Quốc Bảo trong vai Phó thủ tướng phụ trách các vấn đề xã hội trả lời: "Chính phủ cam kết phấn đấu giảm 50% tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp, giảm từ 10% đến 30% sinh viên ra trường làm trái ngành và báo cáo Quốc hội một cách thường xuyên nhất",



"Phó thủ tướng" bày tỏ quan điểm không đồng ý với ý kiến cho rằng không cần thiết phải quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, nếu có thì Chính phủ cũng không nên can thiệp quá sâu mà để các trường tự chủ. "Việc làm này hoàn toàn cần thiết, không thể thiếu trong công cuộc đổi mới nền giáo dục hiện nay. Chúng ta không thể sợ tốn kém và nhìn vào trước đây chưa quy hoạch tốt mà nảy sinh tâm lý ngại quy hoạch", "Phó thủ tướng" nói.












IMG-1834-2850-1426243669.jpg

"Đại biểu" Ngọ Duy Tân Cường đặt vấn đề "Nếu đào tạo mà không đáp ứng được nhu cầu làm việc, doanh nghiệp không tìn đến thì nền giáo dục đó đào tạo cho ai, đáp ứng được nhu cầu gì cho xã hội?". Ảnh: H.P.




Bảo vệ quan điểm quy hoạch mạng lưới các trường đào tạo, sinh viên Trần Đại Lâm sắm vai Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho rằng quy hoạch lại các trường đại học là bước đi đầu tiên trong quá trình đổi mới giáo dục, cần sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và sự thay đổi trong tư duy của người lãnh đạo lẫn người làm giáo dục. 



Kết thúc phiên họp toàn thể, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đánh giá các sinh viên sắm vai đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm rất sắc bén. Khi ông Dũng đặt câu hỏi "Có ai tin rằng nghị quyết này sẽ giải quyết được việc làm cho các bạn?", cả hội trường đồng thanh trả lời "Không".



"Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề này thì có rất nhiều nguyên nhân, do giáo dục, do kinh tế, do quản lý chưa khoa học... Hy vọng thời gian tới, đất nước sẽ có một nghị viện trẻ thực sự để giải quyết các vấn đề do người trẻ ủy quyền, chứ không đơn giản là sắm vai như thế này nữa", ông Dũng nói.









Từ năm 2000, N ghị viện trẻ ở Anh quốc đã được thành lập gồm 600 đại biểu từ 11 đến 18 tuổi, do các bạn trẻ bầu ra để trao đổi với Chính phủ về vấn đề của giới trẻ, nêu kiến nghị về các chính sách mới. Đại sứ vương quốc Anh h y vọng, việc vào vai  đại biểu Q uốc hội trong những hoạt động tương tự giúp giới  trẻ Việt Nam  có thêm hiểu biết về vai trò giám sát của Quốc hội và trách nhiệm giải trình của Chính phủ, nhận thức được tiếng nói của thanh niên trong những  chính sách lớn của đất nước.


Hoàng Phương




Read The Original Article


Công tố viên Thụy Điển muốn thẩm vấn ông chủ Wikileaks tại Anh











2015-03-13T093434Z-535073260-L-9706-6341

Julian Assange tại đại sứ quán Ecuador ở London tháng 12/2012. Ảnh: Reuters




Các công tố viên Thụy Điển hôm nay cho biết họ đã hỏi ý kiến Julian Assange, về việc thẩm vấn ông tại London, sau vài năm yêu cầu ông phải đến Stockholm để giải quyết cáo buộc tấn công tình dục hai phụ nữ năm 2010.



Assange bác bỏ cáo buộc này và từ chối đến Thụy Điển vì cho rằng Stockholm có thể trục xuất ông đến Mỹ, nơi ông có nguy cơ đối mặt với bản án từ 35-40 năm, sau khi WikiLeaks công khai nhiều tài liệu quân sự và ngoại giao mật của Mỹ.



Một trong những luật sư của Assange cho biết ông hoan nghênh yêu cầu này nhưng bày tỏ lo ngại rằng quá trình có thể mất nhiều thời gian, vì đề xuất của Thụy Điển cần sự đồng ý từ chính quyền Anh và Ecuador.



"Ông ấy đã mong muốn điều này trong 4 năm. Ông ấy chẳng muốn gì hơn ngoài cơ hội đưa ra lời kể về sự việc đã xảy ra để chứng minh mình vô tội", luật sư của Assange, Per Samuelson nói với Reuters Đại sứ quán Ecuador ở London hiện chưa đưa ra bình luận.



Assange, công dân Australia 43 tuổi, đồng sáng lập trang Wikileaks năm 2006. Ông không thể rời khỏi đại sứ quán Ecuador kể từ khi xin tị nạn tại đây từ năm 2012. Một tòa án phúc thẩm Thụy Điển cuối năm ngoái giữ nguyên lệnh bắt tạm giam Assange, nhưng cho rằng các công tố viên chưa làm hết sức để thẩm vấn ông.



Lý do chính cho sự thay đổi của các công tố viên sau nhiều lần yêu cầu Assange đến Thụy Điển không thành được cho là do  luật pháp nước này giới hạn thời gian điều tra một số hành vi phạm tội.  Trong trường hợp của ông Assange, các công tố viên chỉ có cơ hội thẩm vấn ông về một số cáo buộc cho đến tháng 8/2015, mặc dù họ có quyền điều tra các cáo buộc hiếp dâm nghiêm trọng nhất cho đến năm 2020.



Phương Vũ




Read The Original Article